Làm mới nhà xưởng uy tín tphcm
Nhà xưởng hay còn gọi là nhà công nghiệp, có diện tích và quy mô lớn hơn nhiều so với nhà ở, văn phòng hay cửa hàng thông thường. Mỗi nhà xưởng là nơi tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu,... phục vụ cho một quy trình sản xuất, chế biến nhất định. Bên cạnh đó, nhà xưởng còn là nơi chứa đựng, bảo quản hàng hóa trong khi chờ vận chuyển đến bộ phận, khu công nghiệp khác hay phân phối ra thị trường.
Như đã đề cập, nhà xưởng có quy mô và sức chứa rất lớn, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chuỗi sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi thi công cần có một số lưu ý sau:
Vật tư xây dựng là yếu tố hàng đầu quyết định đến chất lượng. Vì vậy, chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng, chất liệu, chủng loại có sự đồng bộ hay không. Ngoài ra, cần đối chiếu với hợp đồng mua bán để không xảy ra bất kỳ sai sót nào trong suốt quá trình thi công và sử dụng.
Nền móng cần có sự vững chắc, được làm bằng bê tông cốt thép, phải gia cố thêm kết cấu thép đối với trường hợp xây dựng ở địa hình đất mềm, yếu. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng cần tính toán, ước lượng được tải trọng của máy móc, thiết bị, số lượng nhân công sẽ làm việc cùng lúc để xác định độ dày và kết cấu bên trong nền móng. Khi đổ bê tông xong thì cần tiến hành sơn lớp Epoxy ngay để chống bám bụi và dễ dàng lau chùi, vệ sinh sau này.
Bu lông móng thường có chi phí khá cao nên nhiều chủ đầu tư hay nhà thầu đã bỏ qua, tuy nhiên, phần này khá quan trọng, có thể ảnh hưởng đến các công đoạn sau của việc xây dựng.
Cột, kèo trước khi thi công cần được tính toán kỹ lưỡng về số lượng và kích thước, tránh trường hợp thiếu hoặc thừa gây lãng phí, mất cân đối công trình. Theo tiêu chuẩn, mỗi mét vuông sàn sẽ lắp đặt khoảng 20 đến 32kg sắt, thép. Ngoài ra, chất liệu làm cột, kèo cũng còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ đầu tư ban đầu.
Giằng có khả năng tăng liên kết giữa các bộ phận của công trình, đảm bảo tính ổn định cho nhà xưởng trong suốt quá trình sử dụng. Khi thi công cần chú ý lắp khoan giằng cứng ở hồi đầu tiên, rồi mới đến xà gồ, kèo, cột, mái,...
Khi lợp tôn phải đảm bảo các điểm nối gối lên nhau và nằm trên một đường thẳng, vuông góc với xà gồ. Điều này sẽ giúp các công đoạn căn chỉnh về sau dễ dàng hơn, công trình đúng chuẩn kỹ thuật và đạt chất lượng như đã cam kết.
Vách ngăn cần được xác định ngay từ bước thiết kế để phân chia bộ phận khi cần thiết.
Vấn đề đảm bảo an toàn lao động trong suốt quá trình thi công rất quan trọng, công nhân cần được trang bị bảo hộ đầy đủ khi làm các thao tác trên cao. Ngoài ra, cần bố trí nón bảo hiểm để hạn chế tình trạng rơi, vỡ vật tư trên cao xuống.
Thi công nhà xưởng công nghiệp gồm có 8 bước chính sau đây:
Được xây dựng bởi sự kết hợp giữa bê tông, cốt thép và vật liệu composite, có khả năng chịu lực cao.
Đặc điểm nhận diện là:
Nhà xưởng thi công bằng kèo thép hay còn gọi là nhà xưởng tiền chế, toàn bộ kết cấu đều được làm hoàn toàn bằng kim loại kiên cố, chắc chắn. Loại nhà tiền chế này có ưu điểm đó là thời gian thi công nhanh chóng, vật liệu có tải trọng nhẹ, giảm bớt áp lực đè lên nền móng của công trình.
Đúng như tên gọi, loại hình này không bao gồm văn phòng mà chỉ có khu vực sản xuất. Nhà xưởng không có văn phòng thường phục vụ cho mục đích sản xuất hàng tiêu dùng, phân bón, gia công kim loại, dụng cụ sửa chữa,...
Loại nhà xưởng này gồm 2 khu vực chính đó là sản xuất và văn phòng, đem lại cho chủ đầu tư nhiều lợi ích trong việc tiết kiệm chi phí đầu tư, hỗ trợ quá trình quản lý, vận hành được linh hoạt, phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, ít nhân sự.
Với thực trạng diện tích sử dụng ở các khu công nghiệp ngày càng thu hẹp, để tối ưu hóa công năng sử dụng, người ta thường thiết kế thêm 2, 3 hay nhiều tầng. Mỗi tầng thực hiện một quy trình sản xuất khác nhau, giúp tiết kiệm được nhiều chi phí cho vận chuyển, kho bãi, thuê xưởng ở nhiều nơi.
Nhà xưởng một tầng là kiểu truyền thống, hiện nay vẫn rất phổ biến nhờ ưu điểm thuận tiện trong việc thiết kế, thay đổi linh hoạt phù hợp với từng ngành nghề đặc thù như sản xuất, chế biến thực phẩm, linh kiện máy móc,...
Sử dụng nhà xưởng một tầng cũng giúp chủ đầu tư dễ dàng trong việc mở rộng quy mô sản xuất.
Mô hình cao tầng đang trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Bởi khả năng tối ưu hóa mục đích sử dụng đất, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc ngành phụ trợ, công nghệ cao,...
Nắm bắt được xu hướng này, Khu công nghiệp Long Hậu đã cho ra đời nhiều mô hình nhà xưởng cao tầng được trang bị đầy đủ hệ thống và tiện ích như thang máy, nhà để xe, trạm điện, máy phát điện dự phòng, phòng cháy chữa cháy,...
Có thể bạn quan tâm: thi công hệ thống PCCCC tại công ty Long Hậu
Tại Khu công nghiệp Long Hậu, chủ đầu tư có thể lựa chọn loại hình nhà xưởng với diện tích từ 150 m2 đến 3300 m2.
Nhà xưởng cũng được phân loại theo nhu cầu hoặc cho thuê xây sẵn. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm khác nhau.
Mô hình cho thuê xây sẵn rất được ưa chuộng trong nhiều năm qua, bởi nó đáp ứng khả năng tiết kiệm chi phí, thời gian xây dựng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Trước đây, hầu như nhà xưởng tại các khu công nghiệp đều được xây theo yêu cầu và ứng với các ngành sản xuất đặc thù như thực phẩm, linh kiện,...